Nonfarm là gì? Cách giao dịch tin Nonfarm hiệu quả
Nếu là một nhà đầu tư forex thì bạn sẽ thường xuyên nghe nói đến bản tin Non farm. Đây là một trong những dữ liệu kinh tế quan trọng có tác động mạnh đến thị trường forex. Mỗi khi tin này được công bố sẽ khiến cho nhiều cặp tiền tệ và hàng hóa biến động dữ dội. Vậy bản tin Nonfarm là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với các trader? Cách giao dịch theo tin Nonfarm Payrolls như thế nào?
Tin Nonfarm là gì?
Bản tin Nonfarm là dữ liệu kinh tế về việc làm phi nông nghiệp hàng tháng của Mỹ. Khái niệm này còn được gọi đầy đủ là Non-farm Payrolls (NFP) hoặc Employment Change.
Hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì Nonfarm là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp. Điều này có nghĩa là nó không bao gồm việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy nó phản ánh một cách nhạy cảm hơn tình trạng việc làm của Mỹ.
Xem thêm : kyc pi network bằng lái xe
Báo cáo Non farm bao gồm 3 thành phần chính:
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phi nông nghiệp (Non-farm Employment Change).
- Tỷ lệ thất nghiệp phi nông nghiệp (Unemployment Rate).
- Thu nhập bình quân theo giờ (Average Hourly Earnings).
Thời gian công bố bản tin Nonfarm
Tin Non farm được Bộ Lao động Hoa Kỳ (United States Department of Labor) công bố vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng tiếp theo. Tức là tin Nonfarm công bố vào đầu tháng này là dữ liệu kinh tế của tháng trước đó. Giờ công bố chính xác theo giờ Việt Nam là lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông).
Sở dĩ có giờ mùa hè và giờ mùa đông là do tại Mỹ và nhiều nước châu Âu nằm lệch nhiều về bán cầu Bắc. Do vậy thời gian giữa ban ngày và ban đêm bị chênh nhau nhiều theo mùa. Bạn sẽ biết thời điểm thay đổi giờ theo mùa hàng năm khi các quốc gia đó công bố ngày đổi giờ của họ.
Tại sao tin Non-farm payrolls lại quan trọng?
Có một số lý do khiến báo cáo Nonfarm trở nên quan trọng đối với các trader.
- Thứ nhất, thông tin về việc làm sẽ phản ánh tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp – xương sống của nền kinh tế.
- Thứ hai, tình trạng việc làm phản ánh mức độ thu nhập của người dân, từ đó ảnh hưởng tới khả năng chi tiêu của họ. Mức chi tiêu lại ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của nhiều doanh nghiệp, do vậy nó tác động tới GDP của đất nước.
- Thứ ba, dữ liệu về Nonfarm sẽ khiến cho Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) chú ý. Nếu thông tin về việc làm tích cực sẽ khiến Fed cân nhắc tăng lãi suất nhằm giảm lạm phát. Việc tăng lãi suất sẽ khiến tiền bị hút vào hệ thống ngân hàng, tạo ra sự khan hiếm trên thị trường. Điều này có tác động trực tiếp đến tỷ giá tiền tệ khiến nó tăng giá.
- Thứ tư, Non-farm là báo cáo quan trọng của Mỹ, tác động mạnh đến đồng USD. Trong khi USD là đồng tiền chính, có ảnh hưởng tương quan mạnh với nhiều đồng tiền và hàng hóa khác trên thị trường ngoại hối.
- Thứ năm, Non-farm không chỉ là một báo cáo quan trọng, mà nó còn là tin được công bố sớm (thứ Sáu đầu tiên của tháng), có tác động dẫn dắt thị trường. Vì vậy đây thường là tin được chờ đợi nhất của giới đầu tư và có ảnh hưởng cực mạnh đến thị trường.
Xem thêm : đọc biểu đồ nến
Các thành phần và cách đọc bản tin Nonfarm Payrolls
Bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ gồm 3 thành phần chính: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động; tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập bình quân theo giờ. Các dữ liệu này trên các nguồn thông tin được công bố thường có 3 chỉ tiêu là dữ liệu quá khứ, dữ liệu dự đoán và dự liệu thực tế khi tin ra.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phi nông nghiệp (Non-farm Employment Change)
Đây là tỷ lệ số người dân Mỹ nằm trong độ tuổi lao động (18 – 65 tuổi) đang làm việc hoặc đang tìm việc. Tỷ lệ này tăng lên nghĩa là lực lượng lao động tăng và có lợi cho nền kinh tế. Do đó tác động tích cực tới đồng USD. Nếu dữ liệu thực tế được công bố lớn hơn dữ liệu quá khứ và lớn hơn dữ liệu dự đoán thì là tín hiệu tích cực cho đồng USD và ngược lại.
KHI ĐỌC BẢN TIN NÀY BẠN CẦN PHẢI CHÚ Ý:
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đôi khi làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là xấu. Vì số lượng người có việc làm có thể vẫn giữ nguyên, nhưng do tử số tăng lên làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Chỉ trong trường hợp số người tham gia lực lượng lao động giảm đồng thời tỷ lệ thất nghiệp lại tăng thì mới là tín hiệu rất xấu cho nền kinh tế. Thông tin này sẽ làm đồng USD giảm mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate)
Tỷ lệ thất nghiệp có lẽ là một thông tin cần được chú ý nhất khi xem báo cáo Nonfarm. Tỷ lệ này tăng phản ánh tình hình kinh tế xấu đi. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng đi kèm với số người thất nghiệp tăng và liên tục trong 3 tháng trở lên sẽ là một tín hiệu rất xấu cho nền kinh tế. Thông tin này sẽ tác động tiêu cực làm suy yếu đồng USD.
Thu nhập bình quân tính theo giờ (Average Hourly Earnings)
Thu nhập bình quân hàng giờ là một dữ liệu bổ sung không thể thiếu cho báo cáo Nonfarm Payrolls.
- Một mặt nó phản ánh thu nhập của người dân tăng lên, làm tăng khả năng chi tiêu, góp phần tăng trưởng GDP, do đó là đồng USD mạnh lên.
- Mặt khác thu nhập tăng sẽ có nguy cơ làm lạm phát cao hơn. Điều này sẽ gây chú ý cho FED khiến tổ chức này sẽ cân nhắc tăng lãi suất để giảm lạm phát. Hành động tăng lãi suất của FED luôn là tác động trực tiếp nhất làm tăng giá đồng USD.
Những cặp tiền nào bị ảnh hưởng mạnh khi tin Nonfarm được công bố?
Nonfarm là thông tin kinh tế của Hoa Kỳ, vì vậy trước tiên nó tác động mạnh đến giá trị của đồng USD.
Những cặp tiền tệ có liên quan đến đồng đô la Mỹ sẽ bị tác động mạnh nhất. Trong đó, các cặp tiền chính được giao dịch nhiều và có giờ giao dịch hành chính gần với phiên Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đó là các cặp: EURUSD, GBPUSD, USDCAD, USDJPY, USDCHF, AUDUSD…
Tuy nhiên không chỉ có các cặp tiền có dính níu trực tiếp đến đồng USD mới bị biến động. Do quan hệ chéo giữa các cặp tiền tệ nên hầu như các cặp tiền khác cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng mức độ biến động sẽ nhẹ hơn.
Ngoài ra như bạn biết, giá vàng, dầu thô và và nhiều hàng hóa khác được tính theo giá trị đồng USD nên cũng sẽ bị tác động mạnh, đặc biệt là giá vàng.
Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để tìm hiểu thêm về sàn giao dịch forex tốt nhất